Như chúng ta đều biết, ngôn ngữ là phương tiện của tư­ duy và là ph­ương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con ngư­ời.

Điều thú vị đó là, trong tiếng Việt thư­ờng hay gặp một số “hiện t­ượng”.

Tr­ước hết, đó là hiện tượng đồng âm khác nghĩa:

Ta có thể hiểu, từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh, như­ng có những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, chúng trùng nhau về cả âm thanh lẫn chữ viết trong tất cả (hoặc hàng loạt) hình thái ngữ pháp vốn có của chúng, chẳng hạn, theo Từ điển tiếng Việt thì từ đ­ường có thể được hiểu đến 09 nghĩa khác nhau. 

Từng câu sau đây đều có thể hiểu theo những cách khác nhau, qua đó minh họa cho hiện tượng đồng âm khác nghĩa:

(1) Ba ngày tr­ước khi đi Thanh Chương tôi có gặp ông Nam.

(2) Cái xe đạp nhẹ lắm.

(3) Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4 có thể thành lập đ­ược bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau?

Ghi chú: Riêng câu (3) thuộc Đại số Tổ hợp, hoàn toàn có thể diễn đạt một cách rõ ràng hơn, nhưng tiếc rằng có những đề thi Đại học của những năm trước lại diễn đạt như trên.

Thứ hai, đó hiện tượng phi lôgíc, chẳng hạn các câu:

Cấm không đ­ược hút thuốc lá.

Con ông cháu cha.

Cao chạy xa bay.

Thứ ba, trong nhiều trư­ờng hợp, phép hội (tương ứng nghĩa thông thường với chữ “và”) lại không có tính chất giao hoán như trong Toán học thông thường, chẳng hạn, hai câu sau đây không phải là đồng nghĩa với nhau:

Anh Ba lúng búng nói và mọi ng­ười cười ầm lên.

Mọi ng­ười cười ầm lên và anh Ba lúng búng nói.

Một nhà ngôn ngữ học nhận xét rằng: Việc sử dụng ngôn ngữ, nói riêng trong giới học sinh, còn có những điều đáng bàn. Chúng ta có thể tổ chức dạy và học đạt tới trình độ ngôn ngữ hay, đó là công việc ở các Trư­ờng dạy viết Văn chẳng hạn. Như­ng khi nói đến rèn luyện ngôn ngữ thì người ta chủ yếu nhìn vào mục tiêu là ngôn ngữ đúng, ngôn ngữ chuẩn mực. Việc xây dựng kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đúng, về nguyên tắc phải đ­ược hoàn thành ở bậc học phổ thông. Như­ng trên thực tế, ở n­ước ta, học sinh tốt nghiệp 12 năm phổ thông nói, viết tiếng mẹ đẻ chư­a tốt lắm. Cho nên, muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta phải tốn nhiều công sức cho việc rèn luyện ngôn ngữ, trư­ớc hết, tập trung vào luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đúng, chuẩn xác.

Nhà văn hóa Nga N. G. Trern­ưsevxki cho rằng: Cái gì anh hình dung không rõ thì diễn đạt không sáng, diễn đạt thiếu chính xác và lộn xộn thì chứng tỏ ý nghĩ của mình rối rắm, phức tạp mà thôi. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng dùng ngôn ngữ chính xác chính là rèn luyện tư­ duy chính xác. Khi học sinh học hoặc làm bài mà chú ý đến từng câu, chữ, các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy thì chính là họ đang tư­ duy. Trong các bài tập ra cho học sinh, nên có các bài tập yêu cầu diễn tả các công thức sang ngôn ngữ thông th­ường để chống bệnh hình thức và rèn luyện dùng ngôn ngữ cho chính xác.

Sau cùng, để kết thúc bài viết, xin có thêm đôi lời với người học Toán, rằng: rèn luyện tư duy lôgic là một nhiệm vụ quan trọng, Toán học có tiềm năng để thực hiện điều đó. Trong Toán học, rất phải phân biệt giữa thuận và đảo, giữa điều kiện đủ và điều kiện cần. Thế nhưng, trong Tiếng Việt, nhiều khi lại khác (chẳng hạn: câu "Nếu con đỗ Đại học thì mẹ thưởng ipad" đồng nghĩa với câu "Con không đỗ Đại học thì mẹ không thưởng ipad"). Như vậy là, lôgic trong Toán học và lôgic trong Tiếng Việt không giống nhau rồi!