Súng đo nhiệt độ hồng ngoại có cấu tạo đơn giản với nguyên lý hoạt động dựa trên sóng điện từ. Sản phẩm vô cùng hữu ích trong thời điểm bùng phát dịch Covid-19 do khả năng đo nguồn nhiệt mà không cần tiếp xúc trực tiếp.

Súng đo nhiệt độ hồng ngoại đang trở nên khá thông dụng và phổ biến để đo nhiệt độ bề mặt mà không cần tiếp xúc trực tiếp, điều đó giúp đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc, nhất là trong giai đoạn bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra. Thiết bị sử dụng công nghệ tia hồng ngoại là một bước tiến mới trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí hiện nay.

Cấu tạo của súng đo nhiệt độ hồng ngoại:

Màn hình hiển thị: Điểm nhìn thấy đầu tiên của súng đo nhiệt độ hồng ngoại là màn hình hiển thị LCD, nó giúp bạn có thể dễ dàng đọc kết quả đo và các thông số cài đặt.

Các phím điều khiển: Trên thân súng nhiệt độ sẽ không thể thiếu các phím chức năng. Nó giúp bạn cài đặt, điều khiển máy dễ dàng hơn.

Đèn laser: Một chiếc súng đo nhiệt độ thông minh sẽ không thể thiếu đèn laser, chức năng của nó là giúp người dùng xác định được vị trí cần đo.

Khoang pin: Bộ phận này có chức năng lắp pin cấp nguồn cho thiết bị, đảm bảo nó hoạt động bền bỉ, tránh ảnh hưởng đến công việc.

Cảm biến hồng ngoại: Đây có thể coi là thành phần quan trọng nhất của một chiếc máy đo nhiệt độ. Chức năng của nó là dùng để cảm biến bức xạ điện từ vật và chuyển về vi xử lý tính toán kết quả.

 

Nguyên lí hoạt động của súng đo nhiệt độ:

Súng đo nhiệt độ hồng ngoại có thể đo nhiệt độ từ xa từ vài cm cho đến hàng chục mét, nó đặc biệt hữu dụng trong trường hợp đo ở những nơi có vị trí cao hoặc những nơi nguy hiểm.

Súng đo nhiệt độ hoạt động dựa trên sóng hồng ngoại, loại sóng này có bước sóng dài (dài hơn bước sóng của ánh sáng khả kiến) và mang đến ánh sáng tốt. Hầu hết các loại súng đo nhiệt độ hồng ngoại sẽ có bước sóng từ 0.8µm đến 14µm. Về vấn đề bước sóng và mức năng lượng, như chúng ta đã biết ở chương trình vật lý phổ thông theo định luật Flanck  ε = h.f = h.1/T = h.1/(c. λ) . Với: ε = Mức năng lượng, h = hằng số Flanck, f = tần số, c = vận tốc ánh sáng, λ = bước sóng.

Khi đo nhiệt độ trên 0°K đều phát ra bức xạ điện từ. Từ nguyên lý này, cảm biến hồng ngoại trên thiết bị sẽ thu được bức xạ điện từ từ vật. Sau đó truyền dữ liệu về cho vi xử lý để tính toán ra được nhiệt độ của vật đó.

Hầu hết các loại máy đo nhiệt độ hiện nay đều trang bị những tính năng hiện đại, thông minh bởi vậy nó đảm bảo tính chính xác cao. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả như dải đo, vật thể hay bước sóng. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất bạn nên quan sát kỹ thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất đưa ra để sử dụng cho phù hợp, tránh sai số hoặc những rủi ro không đáng có.