A. THÔNG TIN CHUNG        

1. Hội thi Khoa học và kỹ thuật Quốc tế của Intel (Intel ISEF) là hội thi khoa học dành cho học sinh phổ thông lớn nhất thế giới được tổ chức hàng năm vào tháng 5 tại Hoa Kỳ, với học bổng tổng trị giá hơn 4 triệu USD hàng năm.

2. Intel ISEF là sân chơi thú vị và uy tín cho đối tượng học sinh phổ thông, là cơ hội kết nối các nhà khoa học trẻ với các nhà khoa học đã đoạt giải thưởng Nobel.

3. Hình thức tham gia: Cá nhân hay nhóm (mỗi nhóm không quá 3 học sinh). Thí sinh dự thi trình bày sản phẩm của mình bằng tiếng Anh (nói và viết).

4. Học sinh dự thi phải là học sinh các lớp 10, 11, 12 và không quá 21 tuổi tính đến ngày 01/5 trước kỳ thi Intel ISEF. Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký một dự án với thời gian nghiên cứu tối đa trong 12 tháng liên tục giữa tháng 01/2016 đến tháng 5/2017.

5. Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học: 17 lĩnh vực, gồm: Khoa học động vật; Khoa học xã hội và hành vi; Hoá sinh; Sinh học Tế bào và Phân tử; Hoá học; Công nghệ thông tin; Khoa học Trái đất; Kỹ thuật Vật liệu và Công nghệ sinh học; Kỹ thuật điện và cơ khí; Năng lượng và Vận tải; Phân tích môi trường; Quản lý môi trường; Toán học; Y khoa và Khoa học sức khoẻ; Vi trùng học; Vật lý và Thiên văn học; Khoa học Thực vật.

6. Hội thi được diễn ra ở các cấp:

- Cấp cơ sở (cấp trường);

- Cấp tỉnh

- Cấp Quốc gia (Intel VISEF);

- Cấp Quốc tế (Intel ISEF).

7. Mục đích của Hội thi các cấp 

- Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú học tập và sự sáng tạo cho học sinh;

- Góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, hình thành cho học sinh phương pháp học tập hiệu quả: Phương pháp tự học và tập nghiên cứu khoa học;

- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, biết ứng dụng kiến thức đã học để giải những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống;

- Giúp học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học: Hình thành ý tưởng, đề xuất giả thuyết khoa học, giải quyết vấn đề, báo cáo kết quả;

- Qua hội thi cấp trường, nhà trường tuyển chọn các đề tài tham dự Hội thi Khoa học và Kỹ thuật cấp Quốc gia và Quốc tế (Intel ISEF) năm 2012 tại Hoa Kỳ.

8. Tiêu chí đánh giá:

TT

Tiêu chuẩn

Đề tài cá nhân

Đề tài tập thể

1

Khả năng sáng tạo

30

25

2

Ý tưởng khoa học và mục tiêu nghiên cứu

30

25

3

Sự đầy đủ, chi tiết

15

12

4

Kỹ năng nghiên cứu

15

12

5

Sự rõ ràng

10

10

6

Làm việc nhóm

16

Tổng cộng:

100

100

 

B. VỀ VIỆC TỔ CHỨC CUỘC THI TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH

1. Quy định về nội dung và hình thức trình bày cho cuộc thi tại trường THPT Chuyên Đại hoc Vinh

a) Hình thức: Ý tưởng dự thi được trình bày bằng văn bản, đánh máy một mặt (khổ giấy A4) hoặc viết tay, ngôn ngữ thể hiện là tiếng Việt.

b) Nội dung:

- Đặt vấn đề: Nêu rõ thực trạng, mục đích, ý nghĩa của ý tưởng;

- Đề xuất nội dung của ý tưởng;

- Đề nghị cách thức, giải pháp thực hiện và dự toán kinh phí (nếu có);

- Hiệu quả kinh tế - xã hội;

- Kết luận.

Các bản vẽ, biểu đồ minh họa (nếu có) phải được đánh số thư tự kèm theo chú thích rõ ràng.
Khuyến khích tác giả thiết kế sản phẩm hoặc các mô hình, bảng vẽ, phần mềm tin học, phim - hình ảnh… để minh họa hoặc thuyết minh cho ý tưởng của mình.

c) Trình bày ý tưởng:

- Trình bày một cách khoa học, hợp lý, rõ ràng, mạch lạc; văn phong dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn. Thời gian trình bày không quá 15 phút.

- Ý tưởng đưa ra phải có tính sáng tạo, độc đáo, tính mới, ý nghĩa khoa học, tính khả thi và có khả năng ứng dụng vào thực tiển.

Điểm quan trọng được khuyến khích là tính thực tiễn của ý tưởng và giải pháp đưa ra trên cơ sở khoa học, tính khả thi và có thể áp dụng được trong thực tiễn đời sống và sản xuất.

2. Hồ sơ dự thi

- Hồ sơ dự thi đóng thành tập, thí sinh nộp 01 bản, trình tự sắp xếp tài liệu:

Các trang nội dung: Đặt vấn đề (nêu rõ mục đích, ý nghĩa của ý tưởng); Nội dung của ý tưởng; Giải pháp thực hiện; Hiệu quả kinh tế - xã hội; Kết luận.

+ Nếu là ý tưởng có liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin thì có thể ghi sản phẩm vào đĩa CD.

+ Phần phụ lục và cam kết không vi phạm bản quyền của tác giả khác.

3. Các quy định khác

- Nội dung đưa ra phải là những ý tưởng mới, không sao chép của người khác. Ban tổ chức không chấp nhận những ý tưởng là bộ phận của công trình nghiên cứu, đề tài NCKH hay luận án, khóa luận tốt nghiệp nào đó đã được công bố, hoặc đã được đánh giá. Ban Giám khảo có quyền quyết định cuối cùng về lựa chọn ý tưởng đề tài đoạt giải.

Lưu ý:

- Nộp bản đăng ký cho Giáo viên chủ nhiệm, GVCN nộp cho PHT Trần Mạnh Hùng.

- Các lớp khối 10, khối 11 mỗi lớp phải có một đề tài đăng ký dự thi;  trường sẽ tổ chức thi vào cuối tháng 12/2017 và đây cũng là một tiêu chí xét thi đua của lớp.

- Qua hội thi cấp trường, nhà trường tuyển chọn 06 đề tài đạt giải Nhất, Nhì, Ba và hướng dẫn các em hoàn thành sản phẩm để tham dự Hội thi Khoa học và Kỹ thuật cấp Tỉnh, cấp Quốc gia (nhà trường sẽ hỗ trợ một phần kinh phí để các em hoàn thành sản phẩm);

- Các học sinh có đề tài đạt giải (Nhất, Nhì, Ba) Quốc gia sẽ được tuyển thẳng vào Đại học.

III. MỘT SỐ ĐỀ TÀI THAM KHẢO

Ban Tổ chức giới thiệu với các em học sinh toàn trường một số đề tài có chất lượng đã từng dự thi tại các cuộc thi Intel Isef và hội thi sáng tạo KHKT tại Mỹ vừa qua để các em hình dung đến tính sáng tạo và đặc biệt là tính thực tiễn của cuộc thi, giúp các em mạnh dạn tìm ý tưởng và tham gia cuộc thi.

1. Đề tài của học sinh Việt Nam dự thi Intel ISEF Quốc tế tháng 5 năm 2011:

- Dự án "Dụng cụ đo chiều cao và góc trong không gian nhờ hệ gương phẳng".  Nhóm tác giả: Hà Thúc Tiến, Đoàn Phạm Phước Long -Trường THPT chuyên Quốc học Huế.

- Dự án "Áo Giáp của tôm, chất thải thân thiện",  Tác giả: Nguyễn Hải An, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh.

2. Đề tài của học sinh Việt Nam dự thi Intel ISEF Quốc tế tháng 5 năm 2012:

- Dự án “Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời phục vụ cho sinh hoạt”. Nhóm tác giả: Trần Bách Trung, Vũ Anh Vinh, Bùi Thị Quỳnh Trang - Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Đề tài đạt giải nhất quốc tế, lĩnh vực Kĩ thuật điện và cơ khí, với phần thưởng trị giá 3000 USD.

 3. Đề tài của học sinh Việt Nam dự thi Intel ISEF Quốc tế tháng 5 năm 2013:

- Dự án “Hệ thống trồng rau nuôi cá tự động tại nhà” của nhóm học sinh Trần Ngọc Châu, Nguyễn Phương Duy và Trương Nhựt Cường (học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM) được trao giải Tư lĩnh vực Điện và cơ khí. Giải thưởng này đều trị giá 500 USD.

- Dự án “Tính chất vi lọc của màng vỏ trứng gà và khả năng ứng dụng cho thiết bị lọc nước di động” của nhóm học sinh Vũ Mai Hương, Hoàng Trọng Nam Anh, Đỗ Thùy Linh (học sinh trường THPT Hà Nội – Amsterdam, Hà Nội) được trao giải Tư lĩnh vực Vật liệu và Công nghệ Sinh học. Giải thưởng này đều trị giá 500 USD.

- Dự án “Nghiên cứu công nghệ xử lí nước thải phòng thí nghiệm bằng đá vôi và mùn cưa” của nhóm Phạm Quốc Hoàng (nhóm trưởng), Nguyễn Hoàng Hiệp, Phạm Hữu Đạt (học sinh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội)

- Dự án “Nghiên cứu sản xuất Isoflavone Aglycone từ đậu tương bằng công nghệ vi sinh” của Nguyễn Thảo Anh (học sinh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội)

- Dự án “Nghiên cứu khả năng xua đuổi côn trùng từ tinh dầu và dịch chiết cây chổi xể”của Trần Việt Hoàng và Nguyễn Thanh Đức (học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội).

4. Đề tài của học sinh Việt Nam dự thi Intel ISEF Quốc tế tháng 5 năm 2014:

(Hai dự án đạt giải Tư)

 - Dự án “Bảng hiển thị chữ nổi điện tử cho người khiếm thị” của em Trần Thị Diệu Liên và Nguyễn Nam Du, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (thành phố Hồ Chí Minh);

- Dự án “Nghiên cứu thu nhận Lipid từ sinh khối vi sinh vật lên men rơm rạ hướng tới nguyên liệu sản xuất Biodiesel” của nhóm học sinh Đặng Yến Lan, Trần Tiến Đạt và Đặng Anh Tú, Trường THPT Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội).

5. Đề tài của học sinh Việt Nam dự thi Intel ISEF Quốc tế tháng 5 năm 2015:

 Đoàn Việt Nam giành 1 giải Tư.

- Dự án “Tuyển chọn chủng vi khuẩn Bacillus từ ruột tôm để tạo chế phẩm probiotic giúp nâng cao chất lượng và sản lượng tôm" của học sinh Nguyễn Minh Quang và Trần Vân Anh đến từ Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN).

6. Đề tài của học sinh Việt Nam dự thi Intel ISEF Quốc tế tháng 5 năm 2016:

 (4 dự án của Việt Nam cùng đoạt giải Ba lĩnh vực Hóa học, Khoa trái đất và môi trường, Kỹ thuật cơ khí, Sinh học tế bào và phân tử.)

- Dự án “Nghiên cứu tổng hợp một số phức chất có khả năng ức chế tế bào ung thư từ tinh dầu hương nhu và bạch kim” của em Nguyễn Hà My, Nguyễn Quang Long - học sinh trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội.

- Dự án “Nghiên cứu tận dụng Phytolith trong rơm rạ để cố định một số kim loại nặng và giảm phát thải CO2 từ đất” của em Phạm Vũ Tuấn Phong, Nguyễn Bảo Ngọc - học sinh trường THPT chuyên KHTN (ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH QGHN).

- Dự án “Thiết bị di chuyển chuyên dụng vượt địa hình cho người già và người khuyết tật” của em Nguyễn Hoàng Ngân, Phạm Thanh Trúc - học sinh trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM).

- Dự án “Nghiên cứu khả năng gắn và tiêu diệt một số tế bào ung thư của kháng thể kháng nhân” của em Nguyễn Thu Minh Châu, Hoàng Lữ Đức Chính - học sinh trường THPT Chuyên Thăng Long, Đà Lạt, Lâm Đồng.

BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG THPT CHUYÊN – ĐẠI HỌC VINH