Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt – học tốt, lao động sáng tạo trong đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trong Nhà trường, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật trong đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học, ngày 21 tháng 3 năm 2016, Trường THPT Chuyên – Đại học Vinh tổ chức Hội nghị Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016.
Tham dự hội nghị gồm có TS. Nguyễn Văn Thuận – UV BCH Đảng bộ Trường Đại học Vinh, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên, TS. Lê Xuân Sơn – UV BCH Công đoàn Trường Đại học Vinh, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên cùng toàn thể Hội đồng sư phạm Nhà trường.
TS. Nguyễn Văn Thuận
– UV BCH Đảng bộ Trường Đại học Vinh, Bí thư Chi
bộ,
Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên
Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS Nguyễn Văn Thuận cho rằng, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đã được đề cập nhiều, tuy nhiên hiệu quả mà nó mang lại chưa đáp ứng được yêu như mong đợi. Hội nghị này là một hình thức sinh hoạt chuyên môn cần được duy trì, các giáo viên cần được động viên, khích lệ tham gia đóng góp các ý kiến của mình trong quá trình giảng dạy và nhiên cứu khoa học. Những kinh nghiệm thiết thực, bổ ích trong các báo cáo ở Hội nghị này là bài học quý cho tất cả giáo viên đang công tác tại trường, đặc biệt là các thầy cô giáo trẻ mới vào nghề. Đây cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy học của Nhà trường.
Hội nghị lần này, Ban Tổ chức đã nhận được 12 tham luận có chất lượng tốt. Hội đồng khoa học của Trường đã đánh giá cao về những nội dung được đề cập trong báo cáo của cán bộ, giáo viên. Với thời gian có hạn, Ban Tổ chức đã chọn một số sáng kiến kinh nghiệm tiêu biểu đưa ra hội nghị, tổ chức phản biện, làm rõ mục đích, nội dung các giải pháp mới của các đề tài, giúp các tác giả hoàn chỉnh đề tài, chuẩn bị báo cáo tại Hội nghị cấp Trường Đại học Vinh.
TS. Lê Xuân Sơn đưa ra giải pháp “Sử dụng bài toán mở và bài toán có nội dung thực tiễn trong dạy học môn toán ở trường THPT nhằm tạo hứng thú và phát triển năng lực phát hiện – giải quyết vấn đề cho học sinh”.
Theo xu thế đổi mới, mục tiêu giáo dục được thay đổi từ quan niệm tiếp cận nội dung, nghĩa là quan tâm đến việc học sinh (HS) sẽ lĩnh hội được những kiến thức gì, sang cách tiếp cận phát triển năng lực (NL), tức là HS có thể làm được điều gì sau khi lĩnh hội được các kiến thức ở nhà trường. Chính vì thế, vấn đề phát triển NL trở thành một trong những yêu cầu tất yếu trong việc xây dựng chương trình cũng như việc tổ chức dạy học ở nhiều nước trên thế giới. Trong hệ thống các NL thì NL giải quyết vấn đề (GQVĐ) được quan tâm hơn cả, bởi trong thời đại ngày nay đòi hỏi con người không chỉ lĩnh hội các kiến thức hàn lâm mà còn cần các kỹ năng, NL sử dụng các kiến thức đã có ở các mức độ khác nhau khi gặp các tình huống trong thực tiễn (TT) đời sống.
Ở Việt Nam, CT GDPT hiện hành được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung, thể hiện ở mục tiêu của CT GDPT, do đó vấn đề phát triển NL hành động chưa được quan tâm. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành TW Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ "Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện NL và phẩm chất người học".
Báo cáo
viên, TS. Lê Xuân Sơn
Sử dụng bài toán mở và
bài toán có nội dung thực tiễn trong dạy học môn toán
ở trường THPT
nhằm tạo hứng thú và phát triển
năng lực phát hiện – giải quyết vấn đề cho học
sinh
Theo TS. Lê Xuân Sơn, các bài toán mở giúp học sinh phân tích một vấn đề sâu sắc, xem xét vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, huy động được kiến thức tổng hợp một cách tích cực để tìm ra nhiều giải pháp, từ đó tìm được giải pháp tối ưu cho vấn đề cần giải quyết. Bên cạnh đó, các bài toán có nội dung thực tiễn giúp cho học sinh phần nào trả lời được các câu hỏi “Tại sao lại xuất hiện kiến thức này?” và “Kiến thức này để làm gì?”. Ngoài ra chúng còn tạo ra cảm hứng giúp cho các em học sinh có thêm niềm đam mê đối với môn học khá khô khan này.
Các đại biểu tham dự và góp ý ThS. Lê Thị
Mai với tham luận “Phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh trong giờ học Địa lý qua phương pháp dạy
học theo dự án”. Cô Mai cho rằng, trong dạy học môn
Địa lý ở Trường THPT nội dung kiến thức khá nhiều,
rộng; nó là bức tranh toàn cảnh về tự nhiên, kinh tế
- xã hội của các lãnh thổ khác nhau. Nó nghiên cứu các
vấn đề rất phức tạp về mặt không gian lãnh thổ,
trong đó các yếu tố thành phần gắn bó chặt chẽ với
nhau, tác động lẫn nhau. Trong quá trình học tập địa
lý, học sinh luôn phải tìm hiểu mối liên hệ giữa
những sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển
và biến đổi không ngừng của chúng. Tuy nhiên, những
nội dung kiến thức ấy thường là những vấn đề liên
quan đến thực tế địa phương, đất nước, đến những
vấn đề toàn cầu. Vì vậy, nếu chỉ dạy học theo cách
truyền thụ kiến thức một chiều thì không đủ về số
lượng và cũng không tốt về chất. Việc lựa chọn
những hình thức, phương pháp dạy học tích cực như thế
nào đối với từng tiết dạy, bài dạy nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học là điều hết sức cần thiết đối
với mỗi giáo viên. Dạy học theo dự án là một trong
những phương pháp tối ưu, giúp học sinh phát huy tính
tích cực, chủ động của mình.
Báo cáo
viên, ThS. Lê Thị Mai
Phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh trong giờ học Địa lý qua phương
pháp dạy học theo dự án
ThS. Nguyễn
Thị Khánh Ly trao đổi về việc “Đổi mới phương pháp
kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát huy năng
lực học sinh”.
Năng lực
là một khái niệm then chốt chi phối việc đổi mới căn
bản chương trình giáo dục mới. Có rất nhiều loại
năng lực. Nội hàm khái niệm năng lực cũng tùy vào cách
tiếp cận và lĩnh vực áp dụng mà hiểu khác nhau.
Trong lĩnh
vực Chương trình giáo dục mấy năm gần đây, loại năng
lực được nhiều nước quan tâm là những năng lực
chung - năng lực cốt lõi. Đây là loại năng lực mà bất
kỳ một học sinh nào cũng cần được hình thành và phát
triển để có thể đối mặt với những thay đổi và
thách thức khi bước vào cuộc sống thực.
Bên cạnh
đó là các năng lực chuyên biệt do các lĩnh vực - môn
học cụ thể mang lại. Tuy cách phát biểu về năng lực
có thể khác nhau nhưng đều thống nhất trong cách hiểu
về bản chất của khái niệm này.
Có nhiều
cách hiểu về năng lực Ngữ văn. Căn cứ vào mục tiêu,
tính chất và nội dung chương trình môn học này từ
trước đế nay; từ cách hiểu chung về năng lực, có thể
nói năng lực Ngữ văn là trình độ vận dụng các kiến
thức, kĩ năng cơ bản về văn học và tiếng Việt để
thực hành giao tiếp trong cuộc sống. Năng lực Ngữ văn
gồm 2 năng lực bộ phận là: Năng lực tiếp nhận văn
bản và Năng lực tạo lập văn bản.
Mục tiêu
của đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực cần xác
định được khả năng vận dụng tổng hợp những gì đã
học của học sinh vào việc giải quyết một bài toán
mới, đáp ứng các yêu cầu mới trong một tình huống
tương tự. Nội dung đánh giá không phải chỉ là
những gì đã học mà còn là yêu cầu tổng hợp, liên hệ
nhiều nội dung đã học; không chỉ giữa các phân môn
trong môn học mà còn cả những hiểu biết từ các môn
học khác. Tăng cường yêu cầu HS tìm mối liên hệ
giữa các kiến thức, kĩ năng của bài học với các hiện
tượng, sự vật, sự việc, con người…thường xuất
hiện trong đời sống sinh hoạt cũng như công việc hàng
ngày. Phương thức đánh giá không chú trọng yêu cầu
học thuộc, nhớ máy móc, nói đúng và đầy đủ những
điều thầy, cô đã dạy… mà coi trọng ý kiến và cách
giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân người học; động
viên những suy nghĩ sáng tạo, mới mẻ, giàu ý nghĩa; tôn
trọng sự phản biện trái chiều, khuyến khích những lập
luận giàu sức thuyết phục…
Báo cáo
viên, ThS. Nguyễn Thị Khánh Ly
Đổi mới
phương pháp kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng
phát huy năng lực học sinh
TS. Hoàng
Thị Thúy Hương chia sẻ kinh nghiệm về việc “Sử dụng
hệ thống bài tập Hóa học để rèn luyện, phát triển
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học
sinh giỏi Hóa học ở Trường THPT Chuyên”.
Thế kỷ
21 với nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người muốn
tồn tại đều phải học, học suốt đời. Vì thế năng
lực học tập của con người phải được nâng lên mạnh
mẽ nhờ vào trước hết người học biết “Học cách
học” và người dạy biết “Dạy cách học”. Như vậy
thầy giáo phải là “Thầy dạy việc học, là chuyên gia
của việc học”. Ngày nay dạy cách học đã trở thành
một trong những mục tiêu đào tạo, chứ không còn chỉ
là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng và
hiệu quả đào tạo Trong một xã hội đang phát triển
nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì
phát hiện sớm, giải quyết nhanh, sáng tạo và hợp lý
những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng
lực đảm bảo sự thành đạt trong học tập và cuộc
sống. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện,
đưa ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học
tập, trong cuộc sống của các nhân, gia đình và cộng
đồng, không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy
học mà được đặt ra như một mục tiêu giáo dục và
đào tạo. Mặt khác, để thực hiện tốt việc đổi mới
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Báo cáo
viên, TS. Hoàng Thị Thúy Hương Sử dụng hệ thống
bài tập Hóa học để rèn luyện, phát triển năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề
cho học sinh
giỏi Hóa học ở Trường THPT Chuyên
TS. Nguyễn
Văn Thuận đã tổng kết lại toàn bộ những nội dung đã
được báo cáo, phản biện tại Hội nghị, đồng thời
nhấn mạnh các vấn đề đã được nêu. TS. Nguyễn Văn
Thuận cảm ơn các thầy cô báo cáo viên cùng toàn thể
Hội đồng sư phạm và tuyên bố bế mạc Hội nghị.